Ngày hội STEM là sự kiện giáo dục sáng tạo, nơi học sinh, giáo viên và cộng đồng cùng tham gia khám phá các lĩnh vực Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics).
Sự kiện mang đến cơ hội trải nghiệm thực tế qua các hoạt động thí nghiệm, chế tạo, và lập trình, khơi dậy niềm đam mê học tập, tư duy sáng tạo, và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Ngày hội STEM không chỉ là sân chơi bổ ích mà còn góp phần thúc đẩy giáo dục đổi mới, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hướng tới tương lai công nghệ và khoa học tiên tiến
ĐỘNG CƠ ĐIỆN TRONG Ô TÔ ĐIỆN
Tăng tốc tức thời, mượt mà và mạnh mẽ.
- Không có độ trễ như động cơ đốt trong, mang đến cảm giác lái phấn khích.
- Tiết Kiệm Năng Lượng:
- Hiệu suất chuyển đổi năng lượng đạt trên 90%.
- Hoàn hảo cho các chuyến đi xa với chi phí vận hành thấp.
- Thân Thiện Với Môi Trường:
- Giảm khí thải CO₂ đến 0%.
- Đóng góp vào một tương lai xanh, sạch và bền vững.
- Vận Hành Êm Ái:
- Không tiếng ồn, không rung động.
- Mang lại sự yên tĩnh và thư thái tối đa trên mọi cung đường.
- Bền Bỉ & Ít Bảo Trì:
- Không cần dầu nhớt hay bộ phận chuyển động phức tạp.
- Tuổi thọ cao và giảm thiểu chi phí bảo dưỡng.
💡 Ứng Dụng Công Nghệ Tiên Tiến
Động cơ điện trong ô tô điện được tích hợp với các công nghệ hiện đại như:
- Điều khiển thông minh: Tối ưu hóa hiệu suất theo điều kiện vận hành.
- Tái tạo năng lượng phanh: Tận dụng tối đa năng lượng, gia tăng quãng đường di chuyển.
🌎 Hãy Bước Cùng Tương Lai!
Cùng động cơ điện, bạn không chỉ sở hữu một phương tiện vận chuyển, mà còn góp phần kiến tạo một hành tinh xanh hơn. Trải nghiệm sự khác biệt ngay hôm nay với các dòng xe điện đỉnh cao được trang bị động cơ vượt trội!
👉 Động cơ điện - Sức mạnh hoàn hảo cho một hành trình không giới hạn!
https://www.facebook.com/watch/?v=1334564277728596
CHÀO TÂN SINH VIÊN K47
Khoa hợp tác với các Doanh nghiệp - Công ty về: Tài Trợ, Đào tạo, Thực tập và Tuyển dụng sinh viên.
Bài thi xuất sắc của SV Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá Khoá 43, HP Điều khiển Logic
Bài thi Điều khiển Logic k43.pdf
Bài thi xuất sắc của SV Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá Khoá 44, HP Điều khiển số
Bài thi Điều khiển số.pdf
Lễ tốt nghiệp và trao bằng Kỹ sư cho Sinh viên K41, Khoa Kỹ thuật và Công Nghệ
Khóa học về đo gió, đánh giá tiềm năng và vị trí thực hiện đo gió dành cho sinh viên QNU
ICT - Từ ngày 22/4 đến ngày 03/6, 30 học viên là sinh viên, học viên cao học của các khối ngành Khoa học tự nhiên (Vật lý, Khoa học vật liệu, Quản lý tài nguyên môi trường…), Kỹ thuật và Công nghệ (Điện, Điện tử, Tự động hóa…) của Trường Đại học Quy Nhơn tham gia khóa học về đo gió, đánh giá tiềm năng và vị trí thực hiện đo gió. Khóa học nằm trong khuôn khổ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng điện gió giữa Nhà trường và Tập đoàn PNE (Cộng hòa liên bang Đức), được tổ chức theo hình thức trực tuyến, do chuyên gia của Tập đoàn PNE giảng dạy.
Bà Eva Maria Nikolai - Giám đốc điều hành công ty Pavana (thuộc tập đoàn PNE) phụ trách giảng dạy khóa học
Với mục đích nâng cao hiểu biết và quan tâm về lĩnh vực điện gió cho sinh viên, học viên, khóa học cung cấp cho người học các chủ đề liên quan tới điện gió.Cụ thể, khóa học cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng cần thiết trong công tác đo gió và đánh giá vị trí đo gió thông qua các chủ đề như: Cơ sở năng lượng gió, tính toán sản lượng gió, quy hoạch trang trại điện gió, ứng dụng phần mềm trong xử lý dữ liệu và thực tế cho trang trại gió. Từ đó, sinh viên sẽ có được cái nhìn khái quát tổng quan và kinh nghiệm thực tế về phát triển ngành điện gió. Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ thực hiện bài kiểm tra ngắn (mini - test) và được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.
Thông báo về Nghiên cứu khoa học trong Sinh Viên
Sinh viên đăng ký đề tài NCKH liên hệ với Giảng viên để hướng dẫn cụ thể. Các biểu mẫu đính kèm
Link mẫu NCKH SV
Công ty TNHH Kỹ thuật tự động Toàn Tâm trao tặng 5 biến tần INVT cho Khoa Kỹ thuật và Công nghệ phục vụ Thí nghiệm thực hành
TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG NUÔI TÔM
Làm sao ứng dụng được các công nghệ số và tự động hóa trong quản lý thủy sản để Việt Nam bắt kịp thế giới? Tép Bạc đã tiên phong giải quyết câu hỏi này, trong suốt hơn 5 năm nghiên cứu để cho ra các sản phẩm có chi phí vận hành phù hợp cho những mô hình nuôi thủy sản thâm canh hiện nay.
Nghề nuôi trồng thủy sản đang đứng trước cơ hội nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng nhanh, tuy nhiên lại chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
Chính phủ đã đặt mục tiêu xuất khẩu tôm 10 tỉ đô la, ở khâu chế biến xuất khẩu thì Việt Nam đang có vị trí cao trên thị trường nhưng trọng tâm ở khâu nuôi thì lại đang đối mặt với nhiều vấn đề như dịch bệnh, rủi ro cao, tác động môi trường, chất lượng sản phẩm thiếu ổn định…
Công nghệ số và tự động hóa trong thủy sản được chú trọng ở các nước phát triển.
Từ lâu các quốc gia phát triển có ngành thủy sản được chú trọng như Na Uy hay Nhật Bản đã đưa các công nghệ số và tự động hóa mạnh để tăng độ chính xác sản xuất, giảm chi phí lao động. Nhận thấy xu hướng công nghệ này, nhiều nước đang phát triển cố gắng tiếp cận nhưng gặp khó khăn lớn về chi phí đầu tư và quy mô sản xuất.
Riêng ở Việt Nam, một ao nuôi tôm 1000m2 thả mật độ 300c/m2 thì doanh thu có thể lên tới 1,5 tỉ đồng nhưng tình hình chung vẫn là rủi ro cao từ thiếu dữ liệu phân tích để dự báo, phụ thuộc lớn vào con người làm trở ngại cho việc mở rộng quy mô sản xuất.
Giải pháp của Tép Bạc là kết hợp giữa nền tảng giám sát và quản lý từ xa với hệ thống thiết bị tự động tại ao nuôi dựa trên các công nghệ hiện đại hàng đầu hiện nay.
Nền tảng giám sát và quản lý từ xa với hệ thống thiết bị tự động tại ao nuôi của Tép Bạc.
Nền tảng giúp ghi nhật ký, quản lý từ xa toàn diện cho trại nuôi như quản chi phí, quản lý kho, quy trình kỹ thuật…
Máy đo môi trường tự động theo dõi liên tục các chỉ số môi trường nước như pH, Oxy hòa tan, Nhiệt độ, Độ mặn, ORP… để người nguôi theo dõi trên thiết bị di động và nhận các cảnh báo an toàn kịp thời cho ao nuôi.
Tủ điều khiển được đấu nối với các thiết bị ngoài ao, điều khiển từ xa qua điện thoại hoặc máy tính, hẹn giờ tự động bật tắt thiết bị, đồng bộ trạng thái và lưu lịch sử điều khiển, bảo vệ thiết bị và đảm bảo an toàn điện cho người dùng.
Lợi ích mang lại từ số hóa và tự động hóa
- Nhà quản lý nắm bắt kịp thời chính xác tình hình sản xuất của trại nuôi cả các vấn đề kỹ thuật.
- Chính xác các quy trình vận hành trại nuôi đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Giảm các rủi ro vận hành do con người, dễ dàng mở rộng.
- Tiết kiệm chi phí điện, giảm chi phí nhân công lao động khi mà chi phí năng lượng và nhân công ngày càng cao.
- Xuất nhật ký tự động theo các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc như ASC, VietGAP…
Điểm nổi bật của sản phẩm
- Giải pháp quản lý toàn diện dễ dàng sử dụng trên các thiết bị di động trong khi việc ghi nhật ký rất đơn giản.
- Máy đo môi trường tự động đã đăng ký 2 sáng chế Việt Nam, 1 sáng chế quốc tế giải pháp vệ sinh và bảo quản đầu dò tự động giúp người nuôi không cần phải vệ sinh đầu dò, tăng độ bền các đầu dò với giá dễ tiếp cận.
- Các sản phẩm được thiết kế dễ dàng triển khai và vận hành, các trại nuôi có thể mua các sản phẩm về tự lắp đặt.
- Chi phí đầu tư giải pháp hoàn chỉnh cho một ao nuôi thấp phù hợp với các mô hình nuôi mật độ cao, nuôi ao bạc, ao đất hoặc các mô hình đòi hỏi theo dõi chỉ số liên tục khác.